Corticosteroid là gì? Thuốc có chứa độc hại không có lẽ nhiều người đang rất quan tâm. Với bài viết này, reshpcos.com sẽ cung cấp các thông tin để bạn hiểu rõ hơn về chất này. Mời bạn theo dõi hết bài viết của chúng tôi nhé.

Corticosteroid là gì?

Corticosteroid hay được viết tắt là Corticoid, là loại thuốc được sử dụng làm giảm các vùng bị viêm của cơ thể, giảm sưng, đỏ da, ngứa, dị ứng trầm trọng hoặc các vấn đề về da, hen suyễn, viêm khớp. Hoặc thuốc kháng viêm Corticosteroid cũng có thể được sử dụng vào các điều kiện khác theo chỉ định của bác sĩ. Các dạng của Corticosteroid gồm có dạng uống, dạng tiêm, thuốc bôi ngoai da như thuốc mỡ, kem bôi, corticoid dạng xông hít.

khai-niem-ve-thuoc-corticosteroid
Khái niệm về thuốc Corticosteroid

Corticosteroid có công dụng gì?

Corticosteroid có khá nhiều công dụng khác nhau và tùy vào từng mục đích nhóm hoạt chất này được sử dụng để:

  • Chống viêm trong thời gian ngắn, sử dụng khi cần chống viêm mạnh.
  • Chỉ định trong điều trị một số bệnh ngoài da có triệu chứng viêm sưng như các bệnh viêm da, tình trạng nấm, khô da, các vấn đề ngoài da có tình trạng sừng hóa…
  • Corticosteroid giúp hỗ trợ điều hòa, chuyển hóa các chất, hỗ trợ điều hòa chức năng của hệ thần kinh trung ương.
  • Hoạt chất hỗ trợ ức chế miễn dịch và ức chế hoạt hóa các tế bào.
  • Làm giảm triệu chứng dị ứng, chống dị ứng trong một số trường hợp.
  • Chỉ định trong điều trị một số vấn đề liên quan đến xương khớp.
  • Corticosteroid còn có thể sử dụng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ điều trị.

Cách dùng Corticosteroid

  • Dùng thuốc Corticosteroid với thức ăn để ngăn ngừa buồn nôn dạ dày, nếu cơn đau dạ dày vẫn tiếp tục thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Trong khi đang điều trị với thuốc này nếu bạn uống đồ uống có cồn có thể ảnh hưởng đến dạ dày nên cần đến bác sĩ để kiểm tra.
  • Đối với bệnh nhân uống viên nén budesonide phóng thích kéo dài, bạn nên nuốt toàn bộ nang, không bị vỡ, nghiền nát hoặc nhai.
  • Sử dụng thuốc này theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn không được tự ý dùng thuốc nhiều hơn hoặc ít hơn, không sử dụng nó thường xuyên và trong thời gian dài vì như thế sẽ làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.
  • Đối với Corticosteroid dạng uống, tiêm sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Tuyệt đối không tự ý dùng uống hoặc tiêm với bất cứ lý do gì. Mỗi bệnh nhân sẽ có liều lượng dùng và thời gian điều trị riêng biệt.
  • Đối với Corticosteroid dùng ngoài da như dạng thuốc mỡ, dạng kem bôi Corticosteroid cần vệ sinh vùng da sạch sẽ trước khi bôi. Khi bôi cần thoa nhẹ một lớp mỏng, sau khi bôi có thể băng kín hoặc không băng kín tùy vào từng trường hợp. Tương tự như Corticosteroid dạng uống khi sử dụng dạng thuốc mỡ và dạng kem bôi cần tuân theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng.

Một số tác dụng phụ của thuốc Corticosteroid

Mặc dù có tác dụng chữa bệnh nhưng Corticosteroid có thể gây ra nhiều tac dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như:

gia công mỹ phẩm
  • Rối loạn một số vấn đề về chuyển hóa như rối loạn canxi, Na+, K+, Ca+, rối loạn bố mỡ, cải thiện tình trạng bị đái tháo đường, tăng đường máu.
  • Có thể bị hiện tượng lipoprotein máu, tình trạng xơ vữa động mạch.
  • Gây ra một số vấn đề về loãng xương nếu sử dụng hoạt chất trong thời gian dài. Hoặc xuất hiện trình trạng teo cơ và loạn dưỡng cơ.
  • Tác dụng phục khác là xuất hiện một số tác dụng phụ về mắt, gây đục nhân mắt, glaucoma…
  • Gây ra một số vấn đề về da như đỏ, mỏng da, rạn hoặc có đốm trắng trên bề mặt da và có thể bị mụn nước, mụn trứng cá…

Tương tác

Tương tác thuốc

Tương tự như các loại thuốc điều trị khác, Corticosteroid cũng có một số tương tác với các thuốc điều trị khác. Người đang sử dụng hoặc vừa ngưng sử dụng một số loại thuốc dưới dây có thể gặp phải tương tác thuốc nếu dùng Corticosteroid:

  • Nhóm thuốc Aceclofenac, Acemetacin, Etodolac: giảm đau dùng trong các bệnh xương khớp.
  • Aldesleukin, Ceritinib, Doxorubicin: Sử dụng trong điều trị bệnh ung thư.
  • Amtolmetin Guacil, Choline salicylate, Clonixin, Dipyrone: Sử dụng trong điều trị một số vấn đề về giảm đau, hạ sốt, chống viêm.
  • Celecoxib, Diflunisal, Etofenamate, Etoricoxib, Felbinac, Fenoprofen, Ibuprofen, Indomethacin, Ketoprofen, Ketorolac: Nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid.
  • Claruthromycin: Sử dụng trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn.
  • Diclofenac: Sử dụng trong điều trị những cơn đau với mức độ từ nhẹ đến trung bình.
  • Etravirine, Indinavir: Sử dụng trong việc kiểm soát HIV.
  • Fentanyl: Sử dụng trong những trường hợp cần gây mê.
  • Idelalisib: Sử dụng trong điều trị các vấn đề về bệnh bạch cầu, lymphocytic mãn tính.
  • Itraconazole, Ketoconnazole: Dùng chữa trị chống nấm ngoài da, điều trị nhiễm trùng do nấm.

Tương tác với thực phẩm

Corticosteroid có thể xảy ra tương tác với một số thức ăn, các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu… Và bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về những tương tác với thực phẩm cũng như thức uống trong quá trình điều trị bệnh.

Thận trọng, chống chỉ định

Trong quá trình sử dụng Corticosteroid, một số trường hợp sau dây cần chóng chỉ định và nên thận trọng:

  • Không sử dụng trong trường hợp kích ứng với Corticosteroid.
  • Sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, người cao tuổi cần hết sức thận trọng.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ khi đang hoặc có tiền sử mắc các bệnh lý.
  • Bệnh nhân đang sử dụng thuốc không kê toa, thuốc kê toa, thực phẩm chức năng, thuốc thảo dược… cần trao đổi với bác sĩ và liệt kê đầy đủ.

Bảo quản Corticosteroid

  • Cần bảo quản Corticosteroid nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm và tránh ánh sáng trực tiếp.
  • Không bảo quản thuốc tại nơi ẩm ướt, không cho vào ngăn đá.
  • Để xa tầm tay trẻ em.

Tác hại của mỹ phẩm chứa Corticosteroid

  • Trong y khoa Corticosteroid bôi ngoài da là một phương tiện điều trị triệu chứng cho kết quả nhanh và rõ ràng.
  • Tuy nhiên lại gây ra tái phát, nhất là kịch phát của tổn thương khi ngừng thuốc, đặc biệt nặng hơn là khi dừng thuốc đột ngột.
corticosteroid-gay-hai-nhu-the-nao
Corticosteroid gây hại như thế nào

Triệu chứng da khi đang sử dụng:

  • Các mao mạch trên da bắt đầu có hiện tượng dãn nở, làn da ửng hồng.
  • Da từ mỏng dần, gân và có vết nám.
  • Vết nám ngày càng sâu, đậm, lan rộng dần và khi đi nắng càng bị nặng hơn.
  • Da có cảm giác bị rát, ngứa, ửng đỏ hơn khi ra nắng hoặc khi đứng gần bếp lửa.

Triệu chứng da khi ngưng sử dụng:

  • Sau khi ngưng sử dụng mỹ phẩm chứa Corticosteroid một thời gian ngắn da sẽ trở nên sần sùi, đen sạm lan rộng, nhăn nheo, khô, tiết nhiều dầu và nổi mụn nhiều hơn.
  • Có trường hợp bị chảy nước vàng do tiết dịch vì những hạt li ti vỡ ra, kèm theo cảm giác rất ngứa.
  • Các vết nám càng lan rộng và trở nên đậm màu hơn trước.
  • Khi gặp các tác nhân nắng, gió, bụi da của người bị nhiễm Corticosteroid dễ ngứa và đỏ rát.

Những hậu quả mà Corticosteroid gây ra nặng hay nhẹ tùy vào liều lượng sử dụng. Nó có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm phá hủy làn da của bạn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.

Địa chỉ cung cấp mỹ phẩm chất lượng, an toàn

Nếu bạn muốn đặt gia công hoặc nhập sỉ mỹ phẩm chất lượng về phục vụ quá trình kinh doanh của mình thì có thể tin tưởng công ty ResHPCos của chúng tôi. Đây là nhà máy hoạt động trên quy mô lớn, nguồn nguyên liệu dồi dào từ thiên nhiên nên sản phẩm mỹ phẩm luôn đạt độ an toàn cao. Khi sử dụng mỹ phẩm do ResHPCos gia công sản xuất bạn sẽ cảm nhận được độ lành tính và hiệu quả của nó.

Tùy theo nhu cầu của khách hàng muốn đặt gia công kem dưỡng da, kem trị mụn, sữa tắm, mặt nạ, toner, tẩy trang, đồ makeup…. tất cả đều được ResHPCos đáp ứng nhu cầu. Khách hàng đến với ResHPCos, chúng tôi sẽ không để bị thiệt thòi mà dành những ưu đãi hấp dẫn cùng với giá thành gia công mỹ phẩm ở mức tốt nhất có thể. Nếu bạn có nhu cầu đặt hàng thì hãy liên hệ đến công ty để nhân viên tư vấn rõ hơn ngay từ bây giờ nhé.

Với bài viết trên đây chúng tôi đã giải đáp cho bạn Corticosteroid là gì cùng những thông tin có thể hữu ích đối với bạn. Nếu muốn cập nhật thêm nhiều thông tin, kiến thức nữa mời bạn theo dõi các bài viết khác của reshpcos.com nhé. Cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn!

Xem thêm:

gia công mỹ phẩm