Parafin là một thành phần có thể nói là mới trong mỹ phẩm. Nó có công dụng cải thiện làn da một cách đơn giản và nhanh chóng. Vậy Parafin trong mỹ phẩm là chất gì mà thần kỳ đến vậy? Tác dụng của Parafin là gì? Chất này là chất độc hại hay có lợi cho con người? Chúng ta hãy cũng tìm hiểu chi tiết hơn ở ngay bài viết bên dưới.
Parafin trong mỹ phẩm là chất gì? Có tác dụng gì? Độc hại hay lợi?
Parafin là gì?
Parafin là tên gọi chung của nhóm các hydrocacbon dạng ankan. Công thức tổng quát của nó là CnH2n+2, trong đó n lớn hơn 20. Loại chất này có nguồn gốc từ dầu mỏ. Tên biệt dược của nó là Diprobase®, E45®, Oilatum® hay Oilatum Junior®,… Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, Parafin được sử dụng có dạng sáp màu trắng, không mùi và không vị. Nhiệt độ nóng chảy của chất này ở khoảng năm mươi độ C.
Parafin là chất rất dễ cháy. Nó không tan trong nước nhưng lại có thể hòa tan khi dùng benzen hay ete. Chất này thuộc nhóm sản phẩm làm mềm, làm sạch và bảo vệ da. Đặc biệt, những người bị khô da khi sử dụng mỹ phẩm có chứa Parafin sẽ có được làn da mềm mại, mọng nước. Parafin được ứng dụng nhiều nhất để điều chế son môi, kem chống nắng, các dòng mỹ phẩm dưỡng da, trang điểm,…
Tác dụng của Parafin trong chăm sóc da
Parafin trong chăm sóc da thường được dùng dưới dạng lỏng. Nó là thành phần quan trọng của các sản phẩm kem dưỡng da hoặc lotion dưỡng da phổ biến hiện nay. Công dụng chính của Parafin là làm giãn nở các lỗ chân lông. Từ đó, các dưỡng chất khác trong mỹ phẩm sẽ có cơ hội thấm sâu vào da mang hiệu quả dưỡng cao hơn. Không chỉ vậy, Parafin còn được cho là có thể hút độ ẩm từ bên ngoài vào các tế bào da.
Bởi công dụng hút ẩm từ bên ngoài để bổ sung cho da, Parafin giữ cho da bạn được dưỡng ẩm tối ưu, không còn bị khô rát. Từ đó, làn da trở nên bớt thô ráp và mềm mại hơn. Bên cạnh đó, Parafin còn góp phần cải thiện hoạt động của hệ tuần hoàn. Khi hệ tuần hoàn hoạt động tốt, làn da của bạn sẽ hồng hào và được trẻ hóa từ ngay bên trong. Chính vì vậy, Parafin là một thành phần vô cùng quan trọng trong đa số các loại kem dưỡng hiện nay.
Ứng dụng của Parafin trong ngành công nghiệp mỹ phẩm
Bởi những công dụng nêu trên, Parafin được ứng dụng phổ biến trong ngành mỹ phẩm hiện nay. Ngoài là thành phần chế tạo các loại kem dưỡng, kem chống nắng, Parafin còn được dùng trong son môi, phấn trang điểm, serum hay nước hoa hồng,… Thành phần này sẽ được nghiên cứu theo một tỷ lệ khác nhau tùy với từng loại sản phẩm. Bạn sẽ thấy được chi tiết số liệu trên bao bì của các dòng mỹ phẩm này.
Thực hư công dụng giữ ẩm của Parafin?
Qua phân tích bên trên ta đã thấy được các điểm lợi của chất này trong ngành mỹ phẩm hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh mặt lợi, Parafin cũng có mặt trái nhất định. Theo một số chuyên gia, công dụng thực sự của Parafin không phải là hút ẩm cho da. Mà nó củng cố hàng rào độ ẩm tự nhiên của làn da. Do vậy, khi sử dụng bạn sẽ có cảm giác da ẩm hơn. Tuy nhiên, nó chỉ cải thiện ở phần bề mặt chứ không phải kết cấu thực của da.
Cũng theo các chuyên gia, Parafin có khả năng gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Đây là nguyên nhân chính khiến bụi bẩn, bã nhờn thừa không thể đào thải ra ngoài. Do đó, khi đạt đến sự tích tụ nhất định, điều này tạo ra mụn trứng cá. Tuy nhiên, lập luận này vẫn chưa có những bằng chứng chính xác nên vẫn chưa thể khẳng định. Dù vậy, những người có làn da mụn nghiêm trọng vẫn được khuyên tránh xa sản phẩm chứa chất này.
Parafin là chất độc hại hay có lợi?
Bên cạnh những điểm có lợi, Parafin cũng có những điểm hại. Chất này gây ra một số tác dụng phụ như ngứa, nổi ban, mẩn đỏ, nóng da, đau hay viêm da và có thể ảnh hưởng tới thị giác người dùng. Ngoài ra, nó cũng có thể gây thêm nhiều tác dụng phụ khác nữa ở từng người khi bị làm dụng. Do vậy, việc sử dụng Parafin cần được điều tiết hợp lý hoặc có sự chỉ định, tư vấn của các bác sĩ.
Không chỉ vậy, theo những nghiên cứu gần đây, Parafin khi đến một liều lượng nhất định có thể làm giảm khả năng hấp thu oxy của các tế bào. Nó có thể gây ra kích ứng và lão hóa sớm ở nhiều người. Ngoài ra, khi bị hấp thụ vào cơ thể, chất này có thể gây ung thư, làm suy yếu các chức năng gan và gây suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe sinh sản của người dùng.
Một số ứng dụng khác của Parafin
Parafin không chỉ được dùng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm mà nó còn được sử dụng với nhiều mục đích khác. Trong ngành thực phẩm, người ta sử dụng chất này để điều chế các chất phụ gia tạo bóng. Điều này khiến cho thực phẩm như kẹo nhìn ngon mắt hơn. Ngoài ra, Parafin còn được dùng để làm giấy, vải sáp, gắn xi cho chai lọ, ván trượt. Nó cũng được ứng dụng trong ngành pháp y để phát hiện thuốc súng.
Parafin là một chất được sử dụng nhiều trong làm đẹp. Nó tạo độ ẩm cho da một cách nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, chất này không tốt cho cơ thể con người nếu dùng thường xuyên hoặc bị lạm dụng. Do vậy, bạn không nên sử dụng những sản phẩm có chứa chất này. Đặc biệt là với trẻ em, người đang mang thai hoặc cho con bú. Hãy thay thế nó bằng những sản phẩm tự nhiên có công dụng tương tự.