Khi nhắc đến cái tên Corticoid thì chắc hẳn nhiều người sẽ có cái nhìn khá tiêu cực về nó, tuy nhiên bạn có biết rằng đây cũng là một số các thành phần có chứa trong nhiều loại thuốc hay không? Trong bài viết ngày hôm nay reshpcos.com sẽ gợi ý danh sách những loại thuốc có chứa Corticoid và vì sao thành phần này lại được sử dụng trong thuốc để mọi người cùng tìm hiểu nhé.

Corticoid là gì?

Nhiều người biết đến cái tên Corticoid nhờ vào các sản phẩm mỹ phẩm, đây là một trong những thành phần cấm trong sản xuất mỹ phẩm. Đa phần các loại kem trộn đều có chứa thành phần này và nó ảnh hưởng rất nặng nề đến làn da cũng như sức khỏe sau một thời gian sử dụng.

Corticoid có cái tên gọi đầy đủ đó chính là Glucocorticoid. Đây là một loại thuốc có khẩ năng kháng viêm được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau. Hiện nay trên thị trường, có một số loại thuốc có chứa thành phần Corticoid, thành phần này được sử dụng trong điều trị có tác dụng tương tự như hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận (tức hai tuyến nhỏ năm phía trên thận).

Tác dụng khi sử dụng Corticoid trong thuốc

Corticoid có chứa trong khá nhiều loại thuốc và nhiều người vẫn thắc mắc rằng vì sao đây là một thành phần không tốt cho sức khỏe, làn da những vẫn được sử dụng để điều chế thuốc. Trên thực tế thì nếu chúng ta dùng đúng liều lượng và đúng cách thì Corticoid sẽ mang đến những tác dụng khá tốt. Hiện nay Corticoid được sử dụng trong thuốc để điều trị các bệnh lý khác nhau như:

gia công mỹ phẩm
tac-dung-khi-su-dung-corticoid-trong-thuoc
Tác dụng khi sử dụng Corticoid trong thuốc
  • Chữa trị các cơn gút cấp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh hen phế quản.
  • Các bệnh tự nhiên như bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh Lupus, bệnh Crohn,…
  • Thành phần trong các loại thuốc chữa trị buồn nôn, nôn do thuốc điều trị ung thư.
  • Điều trị các bệnh lý ngoài da như phát ban, vảy nến, eczema, kích ứng nhẹ do côn trùng đốt,…
  • Sử dụng để thay thế hormine tuyến thượng thận khi cơ thể không tự sản xuất các hormone này.
  • Corticoid có thể sử dụng để làm ra các loại thuốc để dự phòng hệ miễn dịch tấn công các cơ quan vừa được ghép như thận, gan,…
  • Sử dụng Corticoid trong thời gian ngắn để làm giảm các phản ứng dị ứng nặng.

Thuốc chứa Corticoid được sản xuất dưới dạng nào?

Hiện nay trên thị trường thuốc chứa Corticoid được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau, những dạng có thể kể đến như:

  • Dạng hít qua miệng.
  • Dạng xịt mũi.
  • Dạng viên (dùng bằng cách uống).
  • Dạng tiêm trực tiếp vào trong mạch máu, trong cơ, trong khớp.
  • Dạng dung dịch dùng với máy khí dung.
  • Dạng thuốc mỡ, kem gel,… bôi ngoài da.

Các nhận biết thuốc có chứa Corticoid

Hiện nay có khá nhiều loại thuốc có chứa thành phần Corticoid, sau đây là một số nhóm hoạt chất chính của thuốc Corticoid được phân chia dựa theo cấu trúc phân tử, nhờ vào đây bạn cũng có thể nhận biết được loại thuốc nào có chứa corticoid lựa vào bảng thành phần có xuất hiện những cái tên như sau:

Hydrocortisone

Hydrocortisone là một loại thuộc nhóm A, loại này bao gồm Hydrocortisone; Cortisone axetat; Hydrocortisone axetat; Tixocortol pivalate; Prednisolone; Methylprednisolone; Prednisone.

Acetonides

Acetonides được phân thuộc nhóm B và bao gồm các thành phần như Amcinonide; Fluocinolone Acetonide; Budesonide; Fluocinonide; Mometasone; Halcinonide; Triamcinolone Acetonide; Desonide; Triamcinolone Alcohol.

Betamethasone

Đây là loại thuộc nhóm C với các thành phần như Betamethasone; Dexamethasone Sodium Phosphate; Dexamethasone; Betamethasone Sodium Phosphate; Fluocortolone.

Halogenated và tiền dược Esters

Halogenated và tiền dược Esters là hai loại thuộc nhóm D, trong đó:

  • Halogenated thuộc nhóm D1, gồm các thành phần Hydrocortisone – 17- valerate, Halometasone, Betamethasone Valerate, Hoạt chất Alclometasone Dipropionate, Betamethasone Dipropionate…
  • Tiền dược Esters thuộc nhóm D2 bao gồm: Hydrocortisone – 17 – butyrate, Hydrocortisone – 17 – Buteprate; Hydrocortisone – 17 – Aceponate; Prednicarbate.

Danh sách 11 thuốc có chứa Corticoid 

Thuốc Beclometason

Beclometason là một glucocorticoid tổng hợp có chứa Corticoid với tác dụng chống viêm, ngừa khuẩn rất mạnh. Thuốc Beclometason được dùng để điều trị dự ứng da, dự phòng cơn hen hấp, điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng, chữa trị sổ mũi theo mùa và viêm mũi vận mạch. Thuốc Beclometason ở dạng khí dung cho nên sẽ ít gây ra các tác dụng phụ toàn thân, thuốc sẽ mất hoạt tính trong thời gian ngắn. Nhiều trường hợp người ta còn dùng Beclometason để điều trị dự phòng cơn hen cấp những không có tác dụng cải thiện cơn hen bùng phát.

Thuốc Beprosone

Thuốc Beprosone là một loại thuốc dùng ngoài da có tác dụng chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch. Thuốc được sử dụng để giảm các triệu chứng viêm da tróc bẩy, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã nhờn, viêm da thần kinh, vảy nến, hăm, ban đỏ đa dạng, eczema, chàm ở trẻ, lupus ban đỏ, ban vảy nến, liken phẳng, sẹo lồi,… Đây là một trong những loại thuốc chứa Corticoid mà bạn nên biết.

Thuốc Betamethasone

Thuốc Betamethasone là một chất corticosteroid hormone (glucocorticoid). Sử dụng thuốc Betamethasone có thể giúp làm giảm phản ứng phòng vệ tự nhiên của cơ thể, làm giảm các triệu chứng dị ứng, sưng tấy, phản ứng dị ứng ở da và mắt, khó thở, các bệnh viêm khớp, rối loại hệ miễn dịch, rối loạn hormone và điều trị các loại ung thư nhất định.

Thuốc Cortibion

Thuốc Cortibion có chứa một lượng Corticoid, đây là một loại thuốc sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da đáp ứng với corticoid tại chỗ và có bội nhiễm như: vết côn trùng cắn, chàm, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã nhờn, viêm da dị ứng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thuốc Cortibion thì bạn sẽ có thể gặp những tác dụng phụ thường gặp như: rối loại điện giải, rối loạn kinh nguyệt, teo tuyến thượng thận, loãng xương, viêm loét da dày tá tràng, nôn mửa, teo da, ban đỏ, mất ngủ,….

Thuốc Eumovate

Thuốc Eumovate là loại thuốc có chứa Corticord, nó thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng ngứa, viêm như viêm da tiết bã, viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da do tiếp xúc với ánh sáng, sần cục ngứa, viêm tai ngoài, viêm da cơ địa, phản ứng do bị côn trùng đốt,…

Thuốc Flucinar

Flucinar cũng là một loại thuốc bôi ngoài da có chứa Corticoid để chống viêm, được sử dụng trong điều trị các bệnh viêm da tiết bã nhờn, bệnh vảy nến, eczema, chàm, liken phẳng. Vì thuốc Flucinar có chứa Corticoid cho nên bạn không nên sử dụng trong một thời gian dài vì có thể khiến cho da bị tổn thương. Trong nhiều trường hợp khi sử dụng thuốc Flucinar còn có thể khiến cho vùng da bôi bị kích ứng hoặc nhiễm trùng thứ phát.

Thuốc Fucidin

Fucidin là một loại thuốc kháng sinh và có thể đặc trị các vấn đề về da như ngứa da, viêm, đỏ da, tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng da, cải thiện tình trạng sưng, điều trị các bệnh về da như viêm da dị ứng, chàm, nhiễm trùng da. Tuy thuốc Fucidin có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nhưng nó chỉ có tác dụng với một số loại vi khuẩn nhất định mà thôi, không tiêu diệt được virus và nấm.

Thuốc Gentrisone

Gentrisone là một loại thuốc có chứa một lượng nhỏ Corticoid, được sử dụng cho nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, phản ứng tự miễn dịch, nhiễm nấm da, viêm mạn tính, ức chế sự phát triển của nấm và vi khuẩn. Bạn chỉ được sử dụng loại thuốc Gentrisone này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Hydrocortison

Thuốc Hydrocortison thuộc nhóm glucocorticoid có chứa lượng corticoid nhất định và có tác dụng chống viêm, chống ngứa, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Khi sử dụng thuốc Hydrocortison thì bạn có thể gặp các tác dụng phụ như teo cơ, loãng xương, chậm lớn ở trẻ, không đáp ứng thứ phát của vỏ thượng thận và tuyến yên đặc biệt là trong khoảng thời gian bị căng thẳng. Nhiều trường hợp khá hiếm còn có thể bị loét dạ dày tá tràng, loét ruột non, lú lẫn, trầm cảm khi ngừng thuốc,…

Thuốc Dexamethasone

Thuốc Dexamethasone có thể chữa trị các bệnh rối loạn chức năng máu hoặc hormon, thấp khớp, một số bệnh về da và mắt, dị ứng, hệ miễn dịch, bệnh hô hấp, một số bệnh về đường ruột và ung thư nhất định. Thuốc Dexamethasone có thể chữa trị nôn mửa gây ra do hóa trị liệu trong ung thư. Sử dụng thuốc Dexamethasone lâu có thể làm giảm phản ứng phòng vệ tự nhiên của cơ thể, giảm những triệu chứng như sưng tấy hoặc nhiều phản ứng dị ứng khác.

Thuốc Prednisolone

Thuốc Prednisolone là một loại thuốc có chứa Corticoid và nó được sử dụng để làm giảm nổi mẩn đỏ, làm giảm sưng, làm giảm phản ứng dị ứng. Thuốc Prednisolone có tác dụng điều trị bệnh viêm khớp, rối loạn máu, viêm loét đại tràng, sưng tấy, các vấn đề hô hấp như hen suyễn, một số tình trang da như vảy nến,…

Thuốc chứa Corticoid có gây tác dụng phụ không?

Corticoid là một loại thành phần sử dụng trong thuốc tuy nhiên hầu như đễu sẽ được sử dụng với liều lượng ít không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc có chứa Corticoid thì người bệnh cũng nên hết sức lưu ý vì những tác dụng phụ có thể gây đến như:

  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây loét dạ dày tá tràng, gây đau thượng vị, viêm tụy.
  • Ảnh hưởng đến làn da như khiến cho da chậm liền sẹo, gây mụn trứng cá, nổi ban đỏ, teo da.
  • Sử dụng thuốc chứa Corticoid có thể khiến bạn bị mất ngủ, rối loại tâm thần.
  • Có thể gây phù, tăng huyết áp do thuốc giữ nước và natri trong cơ thể.
  • Có thể gây loãng xương nếu sử dụng thuốc có chứa Corticoid trong một thời gian dài, làm loạn dưỡng cơ hoặc teo cơ.
  • Gây ảnh hưởng đến thị giác như tăng nhãn áp, gây đục thủy tinh thể,…
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng, khởi phát nhiễm trùng tiềm tàng nguy hiểm.
  • Sử dụng thuốc có chứa Corticoid trong thời gian dài sẽ khiến cho sức đề kháng cơ thể giảm đi, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Sử dụng thuốc chứa Corticoid có thể làm tăng đường trong máu, tăng lipis máu, làm nặng thêm bệnh tiểu đường.
  • Phụ nữ mang thai sử dụng thuốc chứa Corticoid liều lượng cao hoặc lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Trẻ em nếu sử dụng thuốc có chứa Corticoid nhiều sẽ gây ra tình trạng chậm phát triển chiều cao, còi xương.

Một số  loại thuốc có thể tác động với Corticoid lên cơ thể như Fenoprofen; Itraconazole; Ceritinib; Clarithromycin; Diclofenac; Aceclofenac; Etodolac; Ketoprofen… Những loại thuốc này nếu kết hợp với  thuốc có chứa Corticoid sẽ có thể tác động đến các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng hoặc làm tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ.

Do vậy mà trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc có chứa Corticoid, ngừng hoặc thay đổi liều lượng.  Nếu như trong quá trình sử dụng thuốc có chứa Corticoid mà người sửu dụng xuất hiện một số hiện tượng lạ thì nên đến gặp bác sĩ ngay để kịp thời chữa trị.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc chứa Corticoid

Việc sử dụng thuốc Corticoid đúng liều lượng và đúng cách sẽ mang lại những công dụng vô cùng tốt cho sức khỏe. Và để chúng có thể phát huy hết công dụng thì trong quá trình sử dụng thuốc có chứa Corticoid bạn nên lưu ý những vấn đề như sau:

  • Thuốc có thể tương tác với một số loại thức ăn, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Những người nếu có tiền sử bị kích ứng với Corticoid thì tốt nhất là không nên sử dụng thuốc có chứa Corticoid.
  • Dựa vào loại bệnh mà sẽ có những lựa chọn loại thuốc Corticoid cho phù hợp như uống hoặc tiêm.
  • Nếu sử dụng thuốc có chứa Corticoid cho phụ nữ, bà mẹ đang mang thai, trẻ em, người già thì phải hết sức thận trọng.
  • Tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và chỉ được phép sử dụng khi bác sĩ đồng ý.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc nên theo dõi thường xuyên để có biện pháo xử lý kịp thời.
  • Bảo quản thuốc có chứa Corticoid ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tránh để nơi ẩm ướt.
  • Nên bảo quản ở những nơi cao và khó tìm, tránh xa tầm tay trẻ em.

Corticoid không hoàn toàn là một thành phần độc hại gây nguy hiểm đến sức khỏe con người nếu sử dụng đúng liều lượng và đúng cách. Bài viết đã liệt kê danh sách những loại thuốc có chứa Corticoid, trên thực tế thì có thể số lượng này còn nhiều hơn và bạn có thể tham khảo thêm. Hi vọng đây sẽ là bài viết cung cấp những thông tin tham khảo hữu ích dành cho tất cả mọi người.

gia công mỹ phẩm